Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân, Chẩn đoán & Cách chữa trị

Hình ảnh người phụ nữ đang có dấu hiệu trước kỳ kinh 1 tuần

Hội chứng sau kỳ kinh là một nhóm các triệu chứng về thể chất và tinh thần có thể xảy ra sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. So với hội chứng tiền kinh nguyệt thì hội chứng sau kỳ kinh không quá phổ biến. Theo một nghiên cứu, có 90% phụ nữ gặp hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng chỉ khoảng 20 – 40% phụ nữ gặp hội chứng sau kỳ kinh. Vậy hội chứng sau kỳ kinh là gì? Nguyên nhân đến từ đâu? Cách chữa trị và phòng tránh hội chứng sau kỳ kinh như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Dược Bình Đông để có lời giải đáp. 

1. Đôi nét và biểu hiện của hội chứng sau kỳ kinh

1.1 Đôi nét về Hội chứng sau kỳ kinh

Hội chứng sau kỳ kinh là một thuật ngữ mô tả những triệu chứng phát sinh về thể chất và tinh thần xuất hiện sau khi hết kinh nguyệt, bao gồm cả triệu chứng về thể chất và cảm xúc. 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau bụng do hội chứng sau kỳ kinh
Hội chứng sau kỳ kinh mô tả các triệu chứng có thể xảy ra sau khi kết thúc kỳ kinh

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng biểu hiện của hội chứng sau kỳ kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt khác nhau. Hội chứng sau kỳ kinh xuất hiện sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, còn hội chứng tiền kinh nguyệt lại xuất hiện trước khi diễn ra kỳ kinh vài ngày. Bên cạnh đó, các biểu hiện về tâm lý của hội chứng sau kỳ kinh nghiêm trọng hơn so với tiền kinh nguyệt PMS.

Thông thường, các triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh sẽ kéo dài trong vài ngày sau khi hết kinh nguyệt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.

1.2 Nhận biết của hội chứng sau kinh nguyệt

Phụ nữ mắc hội chứng sau kỳ kinh nguyệt không chỉ bị suy giảm thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Thông thường, các triệu chứng về tinh thần xuất hiện phổ biến và ảnh hưởng nhiều hơn so với các triệu chứng về thể chất. Dưới đây là một số biểu hiện hội chứng sau kỳ kinh thường gặp:

  • Về thể chất: Đau bụng dưới, vùng dạ dày, khớp, lưng và cổ hoặc đau đầu và đau khi quan hệ tình dục; buồn nôn, nôn; mệt mỏi kéo dài. Người bệnh có cảm giác khó chịu ở âm đạo như ngứa rát, khô.
  • Về tinh thần: Tâm trạng thay đổi, lo lắng, thường xuyên cáu gắt, tức giận hoặc dễ chảy nước mắt,…

2. Nguyên nhân khó chịu sau kỳ kinh

Hội chứng sau kỳ kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Nồng độ Estrogen và Testosterone tăng lên có thể dẫn đến hội chứng sau kỳ kinh. Điều này khác biệt với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) xảy ra do sự giảm nồng độ Progesterone. Tuy nhiên, việc tăng nội tiết tố này xảy ra trong các chu kỳ không rụng trứng và cần thêm nghiên cứu để chứng minh.
  • Bệnh lý: Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), lạc nội mạc tử cung, kháng insulin có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loại hormone khác như Estrogen, Progesterone và Testosterone, từ đó gây nên các triệu chứng sau kỳ kinh. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như kinh nguyệt không đều, tâm trạng thay đổi thất thường và đau nhức đầu.
  • Chế độ ăn uống: Việc tiêu thụ quá nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như tăng lượng đường trong máu, stress, cơ thể bị oxy hóa và mắc hội chứng sau kỳ kinh.
  • Cấy que tránh thai: Que cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai hiệu quả cao. Tuy nhiên, que cấy cũng có thể gây ra một số tác động lên chu kỳ kinh nguyệt như hội chứng sau kỳ kinh, chu kỳ hành kinh thưa hơn, giảm dần lượng máu kinh và vô kinh.
Hình ảnh người phụ nữ đang có các triệu chứng sau kỳ kinh
Ăn quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sau kỳ kinh

3. Phương pháp chẩn đoán, điều trị và giảm nhẹ triệu chứng khó chịu sau kỳ kinh

Hội chứng sau kỳ kinh không phải là một thuật ngữ phổ biến trong y khoa và cũng chưa có nhiều nghiên cứu cho vấn đề này. Bạn có thể tham khảo các phương pháp chẩn đoán, điều trị, cũng như cải thiện các triệu chứng sau kỳ kinh dưới đây: 

3.1. Chẩn đoán

Khi các triệu chứng sau kỳ kinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán. Dựa trên những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt và thói quen của bạn, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một số xét nghiệm như

  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm.
  • Kiểm tra huyết áp.
  • Kiểm tra trầm cảm và lo lắng.
  • Kiểm tra hội chứng ngừng thở khi ngủ.

Bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu siêu âm để chẩn đoán hội chứng sau kỳ kinh

3.2. Điều trị

Hội chứng sau kỳ kinh còn khá mới mẻ trong Y học do đó chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu mắc phải tình trạng này, bạn nên tập trung làm giảm các triệu chứng bằng các phương pháp như:

  • Ứng dụng những liệu pháp về hành vi nhận thức.
  • Sử dụng thuốc chống trầm cảm.
  • Sử dụng các loại thuốc ngừa thai nội tiết.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hội chứng sau kỳ kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp và phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.

3.3. Giảm nhẹ triệu chứng tại nhà

Đối với những trường hợp triệu chứng sau kỳ kinh không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà để cải thiện triệu chứng. Các phương pháp này có thể thực hiện tương tự với hội chứng tiền kinh nguyệt như:

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế làm việc quá sức, tránh căng thẳng và lo âu.
  • Định kỳ thăm khám sức khỏe để theo dõi tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, và thực phẩm giàu canxi như sữa, rau lá xanh và cá hồi.
  • Hạn chế sử dụng nhiều muối, đường, gia vị cay nóng, caffeine và các thức uống có cồn như bia và rượu.

Tham khảo thêm: Top các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả

4. Phòng tránh hội chứng sau kỳ kinh nguyệt

Để ngăn ngừa tình trạng hội chứng sau kỳ kinh cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện, chị em phụ nữ có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết như axit folic, magiê, vitamin B6, vitamin E, canxi và vitamin D; giảm lượng muối, đường, và chất béo.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống bia, rượu, cà phê,…
  • Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc.
  • Tránh hút thuốc lá, hạn chế uống bia, rượu, và cà phê.
  • Thực hiện các liệu pháp giúp giảm căng thẳng như massage, tập thiền, yoga, các bài tập hít thở, đọc sách, và nghe nhạc.
Hình ảnh người phụ nữ tập thể dục để phòng bệnh hội chứng sau kỳ kinh nguyệt
Các liệu pháp giúp giảm căng thẳng

5. Tổng kết

Hội chứng sau kỳ kinh bao gồm các triệu chứng về thể chất và tinh thần xuất hiện sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Nếu các triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh kéo dài và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám kịp thời. Hiện nay chưa có cách điều trị cụ thể nào cho hội chứng này do đó bạn chỉ có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc, áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và xây dựng lối sống lành mạnh. 

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ phòng tránh các triệu chứng của hội chứng sau kỳ kinh.

Dược Bình Đông là doanh nghiệp uy tín với hơn 70 năm kinh doanh  trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm bảo vệ sức khỏe được người tiêu dùng đánh giá cao. Dược Bình Đông sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, cam kết đạt chuẩn GMP-WHO theo quy định của Bộ Y tế. Do đó, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng các sản phẩm của Dược Bình Đông. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, vui lòng liên hệ Dược Bình Đông thông qua Hotline (028)39808808 để được tư vấn tận tình và mua hàng nhanh chóng nhé!

Liên hệ Dược Bình Đông
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)