Liên hệ

Zalo
 

Đau họng buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Hình ảnh người phụ nữ bị viêm họng và đau họng buồn nôn

Đau họng buồn nôn gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Với những thông tin dưới đây, Đông y cổ truyền Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây nên triệu chứng đau họng buồn nôn và bỏ túi một số mẹo vặt giúp bạn khắc phục tình trạng khó chịu này một cách nhanh chóng!

1. Đôi nét về đau họng buồn nôn

  • Đau họng là tình trạng cổ họng đau, rát, khó chịu và có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác tùy vào nguyên nhân gây đau họng. 
  • Buồn nôn là cảm giác không thoải mái ở bụng, dạ dày và trên họng khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và muốn nôn.

Tình trạng đau họng buồn nôn có thể đi kèm một số triệu chứng khác như đau đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi đau họng, khó chịu, toát mồ hôi, lạnh buốt đầu, nhức mỏi người, thường khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị đau họng buồn nôn
Đau họng buồn nôn có nhiều triệu chứng kèm theo

Đau họng buồn nôn thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Hiện tượng buồn nôn kéo dài hoặc nôn ra máu.
  • Có các triệu chứng như ho liên tục, sốt cao, ù tai. 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau họng buồn nôn

Triệu chứng đau họng buồn nôn thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa.

2.1. Nguyên nhân là bệnh lý hô hấp

Đau họng buồn nôn là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý hô hấp như: 

  • Viêm họng: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng là do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cổ họng, làm cho niêm mạc họng bị tổn thương, sưng tấy và viêm nhiễm. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đau rát cổ họng, đặc biệt là khi ăn uống, khó nuốt, ăn không ngon, buồn nôn… Những trường hợp bệnh nặng còn có thể xuất hiện các triệu chứng như ho liên tục, sốt cao, ù tai,… 
Hình ảnh người phụ nữ bị viêm họng và đau họng buồn nôn
Viêm họng gây ra tình trạng đau rát họng, buồn nôn
  • Cảm cúm: Đây là bệnh lý về đường hô hấp phổ biến, thường xuất hiện và lây lan nhanh chóng khi giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi thất thường. Nguyên nhân gây bệnh là do virus cúm xâm nhập vào cơ thể dẫn đến các triệu chứng như đau họng, buồn nôn, nghẹt mũi, ho, sổ mũi, sốt, đau nhức cơ thể,…
  • Viêm xoang: Bệnh lý này khiến người bệnh cảm thấy khó thở, đau nhức liên tục vùng mũi, mặt, trán, nghẹt mũi. Đây là bệnh rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát khi thời tiết thay đổi. 
  • Hen suyễn: Đây là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể gây ra tình trạng đau họng buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh có thể có một số triệu chứng khác như khó thở, thở gấp khi tiếp xúc với tác nhân làm khởi phát bệnh hoặc vận động mạnh, đau tức ngực.
  • Viêm phổi: Các triệu chứng của bệnh viêm phổi khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, sức khỏe tổng thể của người bệnh, nguyên nhân gây viêm phổi,… Một số triệu chứng thường gặp như: ho, ho có đờm, đau tức ngực khi ho, mệt mỏi, đau họng buồn nôn, nôn mửa, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh,…

2.2. Nguyên nhân khác

Một số bệnh lý khác gây ra tình trạng đau họng buồn nôn như: 

  • Rối loạn tiêu hóa: Một số bệnh lý về tiêu hóa như đầy hơi khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… khiến người bệnh cảm thấy bụng căng tức, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, ăn không ngon miệng,… Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa có thể do sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, stress kéo dài, ăn không đúng bữa, chế độ dinh dưỡng kém khoa học,… 
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên cổ họng, gây ra cảm giác nóng rát, buồn nôn, khó chịu,… Bệnh nặng còn có thể gây ra ho kéo dài, chướng bụng, hôi miệng, ợ chua,… 
Hình ảnh người phụ nữ bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày có thể gây cảm giác buồn nôn

3. Hướng dẫn chẩn đoán đau họng buồn nôn

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân đau họng buồn nôn thông qua thăm khám, khai thác bệnh sử cá nhân và gia đình, sờ nắn hạch cổ, soi và quan sát họng xem họng có dấu hiệu viêm hay không,…

Các phương pháp có thể sử dụng để tìm nguyên nhân gây bệnh gồm:

  • Nội soi tai mũi họng: giúp chẩn đoán bệnh, tầm soát các khối u vùng tai mũi họng.
  • Chụp X-quang phổi: quan sát tình trạng tổn thương phổi nếu có.
  • Xét nghiệm dịch tiết hầu họng: để tìm nguyên nhân gây đau họng buồn nôn.
  • Nội soi dạ dày thực quản: nếu có bằng chứng bệnh nhân đau họng buồn nôn do trào ngược axit dạ dày.
Hình ảnh người bác sĩ đang nội soi cho bệnh nhân
Nội soi tai mũi họng phát hiện sớm các bệnh lý tai mũi họng

4. Điều trị đau họng buồn nôn

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng – nhẹ của triệu chứng mà có các cách điều trị đau họng buồn nôn khác nhau như:

4.1. Tây Y

Trường hợp viêm họng buồn nôn do bệnh lý nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Tây y để làm giảm cảm giác khó chịu, đồng thời điều trị nguyên nhân. 

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: giúp làm giảm thân nhiệt khi có tình trạng sốt,  giảm đau họng, đau đầu.
  • Viên ngậm trị đau họng: chứa các hoạt chất kháng khuẩn và gây tê cục bộ, giúp điều trị nhiễm khuẩn và làm dịu cổ họng.
  • Thuốc kháng sinh: dùng cho trường hợp nhiễm vi khuẩn, giúp rút ngắn thời gian hồi phục, giảm khả năng lây lan và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. 
  • Thuốc xịt mũi: nếu đau họng buồn nôn kèm theo tình trạng chảy nước mũi hay nghẹt mũi, bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi giúp thông thoáng đường thở.
  • Ngoài ra, nếu người bệnh bị đau họng buồn nôn do các nguyên nhân từ đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa hay trào ngược dạ dày thực quản thì sẽ được chỉ định các loại thuốc tương ứng để điều trị nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí lựa chọn thuốc bổ phổi để cải thiện sức khỏe hô hấp

Hình ảnh các loại thuốc điều trị bệnh
Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định bác sĩ

4.2. Đông y kết hợp giữa nhiều loại thảo dược trong tự nhiên

Từ xưa, một số loại thảo dược đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị đau họng buồn nôn như Tía tô, Trần bì, Cam thảo, Bạc hà, Húng chanh,… Các cây thuốc này đã được nhiều người áp dụng vì hiệu quả điều trị tích cực, hạn chế các tác dụng phụ và đảm bảo an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm trà hoặc nước uống giúp giảm các triệu chứng ho rát họng, đau họng, kích ứng cổ họng, khó nuốt, buồn nôn,… Nước trà ấm còn có tác dụng có tác dụng giữ ẩm, giữ nước cho cổ họng và làm dịu cổ họng hiệu quả. Một số loại trà thực hiện khá đơn giản như:

  • Trà Cam thảo: Dùng 4g bột Cam thảo đem hòa với nước ấm, mỗi ngày uống từ 3-4 lần.
  • Trà Bạc hà: Nghiền nát lá Bạc hà, Hương nhu rồi cho vào một cốc nước sôi. Tiếp tục nghiền Gừng và Tiêu rồi cho vào. Đun hỗn hợp này cho đến khi thấy lá Bạc hà chuyển sang màu nâu. Lọc lấy nước, thêm một chút mật ong vào cho dễ uống.
  • Trà Hoa cúc: Thả một ít hoa Cúc khô vào 300ml sôi, đun thêm một chút cho hoa Cúc nở căng, thêm mật ong nếu thích, uống ngày 2 lần.
  • Trà Gừng: Thái lát 1 củ Gừng tươi, đem hãm với 250ml nước sôi trong 10-15 phút. Thêm một chút mật ong vào khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Tắc chưng mật ong: Dùng 500g quả Tắc tươi rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt. Cho thêm 150g đường phèn, 80ml mật ong nguyên chất và một vài lát Gừng tươi vào và hấp cách thủy trong 60 phút với lửa nhỏ. Để nguội, chắt lấy nước rồi bảo quản trong tủ lạnh. 
Hình ảnh về tắc chưng mật ong được trưng bày trên bàn giúp điều trị đau họng buồn nôn
Tắc chưng mật ong trị ho, đau họng hiệu quả
  • Chanh đào mật ong: Thái lát mỏng 1kg Chanh đào rồi cho vào lọ. Đổ thêm 1,5 – 2l mật ong vào, đảo đều, ngâm khoảng 3 – 6 tháng. Mỗi lần uống lấy một muỗng Chanh đào mật ong hòa với 250ml nước ấm, cho thêm 2 lát chanh tươi. 
  • Siro Húng chanh đường phèn: Dùng 15 – 20 lá Húng chanh rửa sạch, thái sợi nhỏ hoặc giã nát, thêm 1 muỗng đường phèn với 300ml. Hấp cách thủy 5 – 7 phút rồi lấy ra dùng. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc bổ phổi hỗ trợ tăng cường chức năng phổi

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược tự nhiên, không chỉ mang lại tác dụng tốt, an toàn mà còn giúp tiết kiệm thời gian. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml là một trong những sản phẩm bổ phổi được nhiều người tiêu dùng tin chọn. Sản phẩm là sự kết hợp của 9 loại thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau họng buồn nôn, khan tiếng,…

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông điều trị khô họng
Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông

4.3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà  

Bạn nên kết hợp việc điều trị bệnh với các biện pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây để rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện các triệu chứng đau họng buồn nôn.

  • Thức ăn bổ phổi: Tình trạng đau họng buồn nôn có thể là do một số bệnh lý đường hô hấp, trong đó phải kể đến bệnh viêm phổi. Vì vậy, để hỗ trợ quá trình điều trị bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ bổ phổi như Đậu trắng, Củ cải trắng, Củ sen,… nhằm tăng cường sức khỏe cho phổi. Bạn có thể tham khảo một số món ăn bổ phổi như Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, Mạch môn đông bối mẫu, Vịt xào gừng,…
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có công dụng sát khuẩn nhẹ và tính kiềm hóa, làm giảm cảm giác đau họng buồn nôn nhanh chóng.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước, mỗi lần nhấp từng ngụm giúp cổ họng luôn có độ ẩm tự nhiên, giảm kích ứng cổ họng, nhờ đó mà cảm giác  đau họng buồn nôn cũng dần thuyên giảm 
  • Tạo độ ẩm cho không khí: Tạo độ ẩm cho không khí trong nhà bằng cách dùng máy phun sương, tránh tình trạng không khí quá khô làm kích ứng cổ họng gây đau họng buồn nôn. 
  • Tránh các tác nhân gây bệnh: Phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc,… là những tác nhân gây kích ứng khiến cổ họng trở nên đau rát, khó chịu, gây cảm giác buồn nôn. Khi bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường có các tác nhân này thì bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp của mình. 

Đọc ngay: Điểm danh các loại thực phẩm (món ăn, trái cây, thức uống) trị đau họng hiệu quả

5. Phòng tránh đau họng buồn nôn

Để phòng ngừa tình trạng đau họng buồn nôn một cách hiệu quả, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vào mùa lạnh.
  • Không nên uống nước quá lạnh hoặc quá nóng bởi có thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương.
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng nước muối sinh lý để súc miệng. 
  • Nếu bạn gặp các bệnh về răng miệng, bệnh về mũi, viêm xoang cần điều trị tích cực để tránh lây lan và gây ra viêm họng.
  • Khi sử dụng điều hòa, lưu ý không nên để nhiệt độ quá thấp, sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc để chậu nước trong phòng.
  • Khi đi ra ngoài, đeo khẩu trang để tránh khói bụi và các tác nhân gây bệnh.
  • Rửa tay sạch sẽ. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm, phế cầu.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích, không hút thuốc lá.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý.

Nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng đau họng buồn nôn là do viêm nhiễm đường hô hấp, một trong số đó là bệnh viêm phổi. Do vậy, bạn có thể áp dụng các phương pháp bổ phổi để giúp tăng cường sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp nói chung và tình trạng đau họng buồn nôn nói riêng. 

6. Điểm chính 

Đau họng, buồn nôn là dấu hiệu của các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm xoang, viêm phổi,… Để đề phòng bệnh hiệu quả bạn cần thường xuyên bảo vệ cơ thể, chăm sóc sức khỏe từ bên trong, lưu ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ, tăng cường sức đề kháng. 

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là một giải pháp hiệu quả giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như đau rát, khó chịu cổ họng và buồn nôn; ho khan, ho lâu ngày kéo dài, ho gió, ho nhiều về đêm… nhờ đó người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng như: Thiên môn đông, Trần bì, Bình vôi, Bách bộ, Kinh giới, Bạc hà, Gừng, Tang bạch bì, Atiso nên luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người dùng.

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông điều trị khô họng
Thiên Môn Bổ Phổi 280ml cho người lớn

Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em cho trẻ từ 3-10 tuổi, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm họng trẻ em như ho, đau họng, khan tiếng, hắt hơi, sổ mũi. Sản phẩm đạt chất lượng chuẩn GMP của Bộ Y tế với bảng thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như Cát cánh, Trần bì, Mạch môn, Bạc hà, Tô tử, Kinh giới, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì.  

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông 280ml dành cho trẻ em của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em 90ml

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau họng buồn nôn và muốn tư vấn thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi, hãy liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm các chủ đề liên quan

Thiên môn bổ phổi điều trị đau họng giảm khan tiếng
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)