Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì? – Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách điều trị 

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân

Ngứa lòng bàn tay, bàn chân gây nên nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Bài viết sau đây của Dược Bình Đông sẽ mang đến cho bạn những thông tin về tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân và cách điều trị hiệu quả. 

1. Giới thiệu tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân

Ngứa lòng bàn tay bàn chân, hay còn được gọi là ngứa gan bàn tay, gan bàn chân, là 1 tình trạng phổ biến, thường xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và ko ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài thì sẽ làm giảm sút chất lượng sống của bạn.

Hình ảnh người đàn ông đang bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt

Để có thể nhận biết được tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân, ta có thể dựa vào các biểu hiện sau:

  • Có cảm giác ngứa 1 hoặc cả 2 lòng bàn tay, bàn chân.
  • Vùng da bên trong lòng bàn tay bị sưng, đỏ, nổi mẩn đỏ, mụn nước.
  • Có cảm giác ngứa hoặc bị kích ứng như: thấy ngứa châm chích, râm ran đến thấy ngứa ngáy, khó chịu không ngừng.
  • Có cảm giác đau, khó chịu khi gãi vào lòng bàn tay, bàn chân đang bị ngứa.
  • Có cảm giác nóng rát, gây khó chịu trong lòng bàn tay, bàn chân.
  • Vùng da bên trong lòng bàn tay, bàn chân bị khô, bong tróc, dẫn đến bóc vảy, nứt nẻ.
  • Cảm giác ngứa lòng bàn tay, bàn chân nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khiến cho bệnh nên khó ngủ.

Với những biểu hiện như trên, ta có thể thấy rằng, tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân gây nhiều khó chịu và có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động trong cuộc sống. Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Hình ảnh người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Khi ngứa lòng bàn tay bàn chân kéo dài, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ ngay

Vì vậy, bạn không nên chủ quan và cần đến khám tại bác sĩ ngay khi gặp phải tình trạng này cùng với các triệu chứng dưới đây:

  • Trường hợp đã sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng nhưng tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân vẫn kéo dài. 
  • Tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân trở nên nghiêm trọng hơn với các biểu hiện như: sưng đỏ, nổi mẩn, bong vảy, nứt da, nổi mụn nước, có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng mủ.
  • Gặp các triệu chứng bất thường khác như sốt cao, mệt mỏi, sụt cân,…
  • Lịch sử bệnh lý của người bệnh từng mắc các căn bệnh liên quan đến da, gan, ứ mật, tiểu đường,…
  • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng xấu: khó chịu trong người, mất ngủ, căng thẳng, lo âu,… 

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân là gì? 

2.1. Các vấn đề về da

Tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân có thể diễn ra khi người bệnh đang mắc phải các vấn đề về da. Trong đó, bệnh chàm là căn bệnh phổ biến với triệu chứng thường gặp như ngứa da, nứt nẻ, thậm chí phồng rộp nghiêm trọng,… Một số bệnh khác như bệnh mề đay, ghẻ, vảy nến, tổ đỉa, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc cũng có thể gây ngứa lòng bàn tay, bàn chân. 

2.2. Suy giảm chức năng gan

Tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân khiến người bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt có thể đến từ các bệnh có liên quan đến gan, đặc biệt là khi chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Khi gan không thải được hết chất độc trong cơ thể ra bên ngoài, chúng sẽ bị tích tụ lại, dẫn đến ở lòng bàn tay bàn chân bị nổi mẩn đỏ, gây ra cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này qua các biểu hiện kèm theo như: nước tiểu sẫm màu, da, mắt trở nên vàng dần.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Người bệnh có thể nhận biết chức năng gan suy giảm qua tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân

2.3. Các bệnh lý khác

Ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể đang có nguy cơ mắc các căn bệnh khác như tiểu đường, ứ mật, hội chứng ống cổ tay…

  • Bệnh tiểu đường: Khi người bệnh mắc tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao khiến cho các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trong gan bàn tay bàn chân.
  • Ứ mật: Đây là tình trạng ống mật trong cơ thể bị tắc nghẽn khiến mật không thể lưu thông. Khi mật không tiết vào trong ruột được, axit mật trong máu có thể tăng cao, làm cho dây thần kinh dưới da bị kích thích, gây ngứa lòng bàn tay.
  • Hội chứng ống cổ tay: Người bị mắc hội chứng này sẽ gặp tình trạng dây thần kinh trong cổ tay bị nén hoặc gây áp lực lên, khiến bàn tay bị ngứa.

2.4. Thay đổi nội tiết tố

Phái nữ ở mọi độ tuổi, cho dù đang ở trong thai kỳ, trong độ tuổi tiền mãn kinh hay đang ở lứa tuổi dậy thì đều bị thay đổi nổi tiết tố trong cơ thể đột ngột. Tình trạng thay đổi nội tiết tố ở cơ thể phụ nữ cũng có thể làm xuất hiện cảm giác ngứa lòng bàn chân bàn tay.

2.5. Tác nhân bên ngoài

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng ngứa lòng bàn tay bàn chân do nhiều tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như:

  • Tác nhân gây dị ứng: Khi bàn tay tiếp xúc với các chất gây dị ứng như hoá chất, chất tẩy rửa, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú cưng,… có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng ngứa lòng bàn tay thường không xảy ra ngay sau khi tay tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng mà xảy ra vài giờ sau đó kèm theo với biểu hiện phát ban, da khô ráp, nổi mề đay trên da,… Bên cạnh đó, dị ứng do thời tiết thay đổi vào những lúc trời lạnh, độ ẩm không khí giảm cũng có thể gây ngứa ngáy, dẫn đến da khô, nứt nẻ. Ngoài ra, với những người có cơ địa nhạy cảm cũng có thể phản ứng với các loại thực phẩm như hải sản, các loại hạt, đậu, trứng, sữa,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị bệnh có thể gặp tác dụng phụ là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt là đối với liệu pháp điều trị ung thư, đây có thể là một tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể gây ra cảm giác ngứa lòng bàn tay bàn chân có thể kể đến như aspirin, opioid, thuốc huyết áp…

3. Phương pháp chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân

Khi đến cơ sở y tế thăm khám tình trạng mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân, các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh:

  • Test dị ứng da: Thực hiện xét nghiệm này nhằm đánh giá tình trạng mẫn cảm của da với các tác nhân dị ứng.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Phương pháp này được tiến hành bằng cách tiêm huyết thanh của người bệnh vào da, từ đó xác định bệnh lý mãn tính tự phát.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định xem việc mẩn ngứa tại lòng bàn tay, bàn chân có phải do các nguyên nhân như thiếu chất vi khoáng hoặc thiếu sắt hay nhiễm ký sinh trùng không.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá và xác định tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan gan, khiến cho lòng bàn tay, bàn chân bị nổi mẩn ngứa.

4. Phương pháp hỗ trợ và điều trị mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân 

4.1. Điều trị theo nguyên nhân

Để điều trị tình trạng mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân hiệu quả, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ngứa ngáy. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ được kê toa các loại thuốc điều trị như:

  • Đối với nguyên nhân là xơ mật nguyên phát, để cải thiện tình trạng ngứa có thể dùng thuốc hoặc acid ursodeoxycholic. Thuốc kháng histamin H1 đôi khi cũng được chỉ định nhằm tăng hiệu quả giảm ngứa.
  • Ngứa do dị ứng thì thuốc kháng histamin H1 được chỉ định.
  • Ngứa do viêm da cơ địa thì thuốc thường được dùng là thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng viêm steroides và thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm.
  • Trong một số trường hợp, thuốc chống viêm không steroides NSAIDs (ibuprofen và aspirin) và thuốc kháng viêm corticosteroids (prednisone) được sử dụng nhằm giảm áp  dây thần kinh và kiểm soát tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân. 

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thực hiện phương pháp quang trị liệu. Đây là cách sử dụng ánh sáng cực tím với bước sóng phù hợp để chiếu vào vùng da bàn tay, bàn chân trong trường hợp bị mẩn ngứa nổi cục mãn tính. Nhờ cách này, bạn sẽ thấy giảm cảm giác ngứa ngáy và da được tự phục hồi.

Lưu ý: Bạn không được tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa có chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

Nhấp vào xem thêm: Thuốc bổ, giải độc, mát gan: Hướng dẫn chọn lựa, lưu ý quan trọng sau khi uống

4.2. Cách xử lý và mẹo giảm mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân tại nhà 

Nếu cơn mẩn ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gây khó chịu và bất tiện thì bạn có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ sau đây:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng. 
  • Không gãi vào vùng bị tay hoặc chân bị mẩn ngứa để tránh trường hợp da bị tổn thương, trầy xước.
  • Dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, hãy bảo quản kem dưỡng ở trong tủ lạnh. Nếu bạn bị ngứa da tay do bệnh chàm, hãy lưu ý việc giữ ẩm sau khi rửa tay hoặc khi cảm thấy da bị khô.
  • Chườm lạnh bằng cách đặt một miếng vải mát hoặc một túi nước đá lên lòng bàn tay trong 5 – 10 phút để làm giảm cảm giác ngứa.
  • Tắm bằng nước Trà xanh hoặc lá Bạc hà, lá Trầu không để sát khuẩn da cũng như giúp da nhanh chóng hồi phục, giảm ngứa ngáy khó chịu.
  • Không tắm với nước quá nóng.

4.3. Biện pháp giải độc và tăng cường chức năng gan

Nếu như bạn bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do suy giảm chức năng gan thì nên chú ý giải độc và tăng cường chức năng của gan. 

Để giữ cho gan luôn hoạt động tốt, bạn nên bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và các vitamin. Những dưỡng chất này có thể tìm thấy ở nghệ, cà rốt, tỏi, các loại hạt, các loại rau có màu xanh đậm,…

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cây thuốc nam giúp giải độc gan như Diệp hạ châu, Atiso, Rau má, Nhân trần, Râu ngô, Cà gai leo, Chi tử, Long Đởm Thảo, Rau đắng đất, Diếp cá.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng cường chức năng gan bằng cách sử dụng thực phẩm hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe gan như Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính. Nhờ đó, sản phẩm phát huy tốt công dụng hỗ trợ tăng cường chức năng gan và giảm thiểu tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân. 

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan Bình Đông
Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan thương hiệu Dược Bình Đông

5. Phòng tránh tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân

Để phòng tránh tình trạng ngứa lòng bàn tay, bàn chân, bạn hãy chú ý thực hiện theo các cách sau: 

  • Vệ sinh và chăm sóc tay chân đúng cách: sản phẩm tẩy rửa có thành phần từ thiên nhiên, sử dụng kem dưỡng ẩm cho chân và tay, thay vớ thường xuyên, không nên đi loại vớ và giày quá chật. Sau mỗi lần đi giày, cần rửa lại chân với nước sạch.
  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các chất tẩy rửa gây hại cho da.
  • Cố gắng giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thường xuyên bổ sung các món ăn, thực phẩm tốt cho gan.
  • Không dùng các chất kích thích. 
  • Để tránh ngứa bàn tay, bàn chân do gan thì việc thanh nhiệt, giải độc gan là vô cùng quan trọng. Bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông – giải pháp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan, giảm nóng trong người, mẩn ngứa, mụn nhọt,…
Hình ảnh chế độ ăn lành mạnh phòng bệnh ngứa lòng bàn tay, bàn chân
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh

6. Tổng kết

Với những thông tin mà Dược Bình Đông tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Qua đó, có thể phát hiện nhanh chóng để điều trị kịp thời, tránh để lại hệ quả nghiêm trọng sau này. 

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan Bình Đông
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long đởm giải độc gan Bình Đông

Và để quá trình phục hồi trở nên hiệu quả hơn, bạn có thể sử dụng sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Bài thuốc này bao gồm những cây thuốc hoàn toàn tự nhiên như Hoàng cầm, Long đởm thảo, Trạch tả, Chi tử, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa, Nhân trân, Diệp hạ châu, Atiso có chức năng giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể, làm giảm nóng trong, mẩn ngứa và mụn nhọt. Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín và lâu năm nên được nhiều người tin dùng và lựa chọn, do đó bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua số hotline (028) 39 808 808 nhé!

Xem thêm các vị trí dễ nổi mẩn ngứa khác trên cơ thể:

Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)