Liên hệ

Zalo
 

Viêm xoang: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Hình ảnh mô tả về các vị trí dễ mắc viêm xoang nhất

Viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Viêm xoang khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện với các triệu chứng như: ho, hắt hơi, sổ mũi liên tục, nhức đầu, chóng mặt,… và còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: viêm phế quản mãn tính, viêm màng não. Chính vì thế, việc nhận biết triệu chứng bệnh sớm và hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có được phương án điều trị kịp thời và tránh những biến chứng không mong muốn. Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Dược Bình Đông.

1. Đôi nét về viêm xoang

1.1. Viêm xoang là gì?

Viêm xoang (viêm mũi xoang) là tình trạng lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Do một vài tác nhân gây hại, lớp niêm mạc bị phù nề dẫn đến tăng tiết dịch nhầy và gây tắc nghẽn xoang.

Hình ảnh người phụ nữ đang bị sốt đi kèm sổ mũi
Viêm xoang là bệnh lý cực kỳ phổ biến ở Việt Nam

1.2. Phân loại viêm xoang

Tùy thuộc vào cách thức phân loại bệnh mà viêm xoang được chia thành nhiều dạng khác nhau. Có 2 cách phân loại chủ yếu: phân loại theo mức độ bệnh, thời gian mắc bệnh và phân loại theo vị trí viêm.

Phân loại dựa theo mức độ bệnh và thời gian mắc bệnh

Dựa vào mức độ của bệnh và thời gian mắc bệnh, viêm xoang được chia thành 4 loại chính như sau:

  • Viêm xoang cấp tính: Nguyên nhân gây ra viêm xoang cấp tính là do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bệnh có các triệu chứng giống cảm lạnh như sổ mũi; nghẹt mũi; chảy nước mũi; hắt hơi; đau đầu; đau quanh mắt, mũi và má;… Các triệu chứng này thường diễn ra không quá 4 tuần.
  • Viêm xoang bán cấp: Là viêm xoang có thời gian mắc bệnh kéo dài từ 4 – 12 tuần với các triệu chứng tương tự như viêm xoang cấp tính nhưng ít nghiêm trọng hơn. Tình trạng này được xem là giai đoạn chuyển tiếp giữa viêm xoang cấp tính và mãn tính.
  • Viêm xoang mãn tính: Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân như: dị ứng với một số loại nấm, nhiễm nấm xoang, nhiễm trùng xoang (chủ yếu đến từ polyp mũi) hoặc do vách ngăn mũi bị lệch. Viêm xoang mãn tính được chia thành 3 loại: viêm mũi dị ứng do nấm, viêm mũi họng mãn tính không có polyp và viêm mũi họng mãn tính có polyp. Phần lớn, người bệnh thường mắc phải viêm mũi họng mãn tính không có polyp. Các triệu chứng của viêm xoang mãn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp tính và kéo dài hơn 12 tuần.
  • Viêm xoang tái phát: Là tình trạng các đợt viêm xoang cấp tính tái phát nhiều lần trong 1 năm và không theo quy luật nào cả. Người bị dị ứng và hen suyễn thường mắc viêm xoang tái phát.

Phân loại dựa theo vị trí viêm xoang

Bên cạnh đó, viêm xoang còn được phân loại dựa vào vị trí viêm của xoang:

  • Viêm xoang hàm trên: Các xoang hàm trên là xoang cạnh mũi lớn nhất trong các xoang mặt và nằm ở phía sau xương gò má. Khi bị viêm xoang hàm trên, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: đau nhức vùng mặt, sưng quanh mắt và má, đôi lúc bị đau đầu.
  • Viêm xoang sàng: Vị trí của xoang sàng nằm sâu bên trong hốc mũi và ở phía sau mặt. Do đó, khi bị viêm xoang sàng, những biểu hiện của bệnh cũng không rõ ràng. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, ho kéo dài và bị chảy dịch mủ.
  • Viêm xoang trán: Xoang trán nằm ở vùng trán, ngay trên mắt ở vùng chân mày. Khi bị nhiễm trùng hoặc sưng, xoang trán gây ra tình trạng đau nhức vùng giữa trán và lan sang cả vùng thái dương. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng đau vùng hốc mắt.
  • Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm bên trong thân của xương bướm. Viêm xoang bướm gây ra các triệu chứng: rét run, sốt cao, nhức đầu, đau gáy, dịch chảy xuống mũi – họng, sau đó có thể lan nhanh ra hai bên mắt. Các triệu chứng diễn tiến khá nhanh, nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong khá cao.
  • Viêm đa xoang: Đây là tình trạng niêm mạc của một hoặc nhiều xoang viêm cùng lúc do nhiễm khuẩn từ một xoang rồi lan sang các xoang khác; hoặc do dị ứng, môi trường ô nhiễm, sức đề kháng kém, cơ thể yếu, cấu trúc giải phẫu bất thường,…
Hình ảnh mô tả về các vị trí dễ mắc viêm xoang nhất
Các vị trí viêm xoang

1.2. Đối tượng dễ mắc viêm xoang

Tình trạng viêm xoang có thể gặp  ở bất kỳ ai nhưng những đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người có bất thường về cơ thể học như: lệch vách ngăn mũi, có polyp mũi,…
  • Người bị hen suyễn, cơ địa dễ dị ứng, nhiễm trùng răng và nướu.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất,…

1.3. Các biến chứng của viêm xoang

Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có khả năng cao đối mặt với các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng chính của viêm xoang là vi khuẩn lan truyền sang các cơ quan lân cận, từ đó gây ra tình trạng viêm tấy quanh ổ mắt hoặc lan vào ổ mắt, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang,…

2. Triệu chứng thường gặp của viêm xoang

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang cấp tính và mãn tính tương tự nhau, bao gồm: chảy mũi mủ, nhức và đau ở mặt, tắc nghẽn mũi, ngạt mũi, giảm hoặc mất khứu giác, hơi thở có mùi hôi và ho (đặc biệt là ho vào ban đêm). Thông thường, các triệu chứng của viêm xoang cấp tính thường nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những vùng xung quanh xoang bị ảnh hưởng cũng có thể đau, sưng và đỏ, cụ thể:

  • Viêm xoang hàm gây đau ở vùng mặt trước xoang hàm và hố nanh, gây nhức đầu vùng trán, đau răng.
  • Viêm xoang trán khiến vùng trán đau dữ đội và nhức đầu vùng trán.
  • Viêm xoang sàng gây đau vùng đằng sau và giữa hai mắt, đau đầu vùng trán, viêm tấy quanh ổ mắt và chảy nước mắt.
  • Viêm xoang bướm ít gây đau cục bộ hơn, thường liên quan đến vùng trán hoặc vùng đầu phía sau (vùng chẩm).
  • Khi bị nhiễm trùng ngoài xoang, người bệnh có thể gặp cảm giác khó chịu, sốt và ớn lạnh.

Khi niêm mạc mũi đỏ và phù nề sẽ xuất hiện hiện tượng chảy dịch mũi màu vàng hoặc xanh. Dịch mũi loãng hoặc đặc chảy ra ở khe giữa khi xoang hàm, xoang sàng trước hoặc xoang trán bị viêm. Đối với viêm xoang sàng sau hoặc xoang bướm thì dịch nước mũi chảy phía trong của cuốn mũi giữa.

Nếu tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như: viêm tấy quanh ổ mắt, lồi mắt, liệt vận nhãn, sưng nề đỏ, giảm mức độ nhận thức và đau đầu dữ dội.

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang

Viêm xoang được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên thường gặp nhất là những nguyên nhân sau:

3.1. Nhiễm trùng

  • Virus: Thông thường, các bệnh nhiễm trùng xoang đều khởi phát từ những triệu chứng cảm lạnh mà tác nhân gây bệnh là virus. Chúng xâm nhập làm sung huyết các mô mũi và chặn bít các lỗ thông dẫn lưu xoang.
  • Vi khuẩn: Nếu bị cảm lạnh kéo dài hơn 10 – 15 ngày thì nguyên nhân có thể là do vi khuẩn Haemophilusenzae hoặc phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây nên. Đây là những vi khuẩn thường trú ngụ trong các khoang mũi họng. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi, các loại vi khuẩn này sẽ phát triển và gây bệnh cảm lạnh, sau một thời gian sẽ biến chứng thành viêm xoang.
  • Nấm: Các loại nấm phổ biến gây ra tình trạng viêm xoang là Aspergillus, Sporothrix, Pseudallescheria. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, nấm có cơ hội tấn công và phát triển mạnh mẽ trong môi trường ẩm ướt và tối tăm như các hốc xoang.
Hình ảnh bộ phận mũi trên cơ thể con người đang hấp thụ những chất độc hại
Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang

3.2. Nguyên nhân bên trong

  • Polyp mũi: Đây là những u nhỏ lành tính xuất hiện trong các mô mũi hoặc xoang. Khi polyp mũi phát triển khiến các hốc xoang bị tắc nghẽn, ứ đọng dịch mũi và gây nhiễm trùng bên trong xoang. Những u nhỏ này cũng có thể cản trở đường dẫn khí, làm giảm độ nhạy của khứu giác và gây đau đầu cho người bệnh.
  • Bất thường bẩm sinh vùng mũi: Các trường hợp bất thường ở mũi do bẩm sinh như: đường dẫn lưu hẹp, khe hở vòm miệng, lệch vách ngăn mũi,… càng thúc đẩy nguy cơ nhiễm trùng xoang.
  • Suy giảm miễn dịch: Những người bệnh có hệ thống miễn dịch suy giảm khiến các tác nhân gây hại có cơ hội tấn công và gây bệnh một cách dễ dàng.

3.3. Nguyên nhân khác

  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá gây kích ứng mũi và làm tổn thương hệ thống làm sạch xoang tự nhiên của mũi, từ đó gây viêm và làm nhiễm trùng xoang.
  • Ô nhiễm không khí: Không khí ô nhiễm góp phần gây kích ứng mũi, gây viêm và gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xoang. Nếu người bệnh đang bị dị ứng hoặc hen suyễn mà làm việc tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn.
  • Dị ứng: Các nghiên cứu đã khẳng định rằng, người bị viêm xoang do yếu tố dị ứng có xu hướng bị nặng hơn so với các yếu tố khác. Vì thế, nếu cơ địa dễ bị mẫn cảm với phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, nước hoa,… thì nên tránh xa những thứ này.
  • Lạm dụng thuốc xịt mũi: Thông thường, nhiều người bị viêm xoang hay sử dụng thuốc xịt mũi để vệ sinh khoang mũi và giảm nghẹt mũi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc xịt mũi thường xuyên có thể làm tắc nghẽn các mạch máu trong mũi. Vì thế, nếu không tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ mà lạm dụng thuốc xịt mũi có thể khiến các triệu chứng chuyển biến nặng hơn.

4. Phương pháp chẩn đoán tình trạng viêm xoang

Để chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh lý viêm xoang, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau:

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ khai thác thông tin về tiền sử bệnh và tần suất viêm xoang trong năm. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám tai – mũi – họng và nghe lồng ngực qua ống nghe y khoa để chẩn đoán viêm xoang. 

4.2. Chụp CT

Thông qua hình ảnh chụp CT, bác sĩ sẽ quan sát được những bất thường trong các hốc xoang mũi. Nếu hốc xoang có chứa dịch chứng tỏ người bệnh đã mắc viêm xoang bởi thông thường, trong hốc xoang chỉ chứa khí. Bên cạnh đó, kết quả chụp CT cũng cho thấy tình trạng phù nề của niêm mạc xoang hoặc các cấu trúc giải phẫu bất thường của xoang mũi. Từ đó, bác sĩ có thể xác định chính xác tình trạng viêm và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

4.3. Nội soi mũi

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ dùng một ống dẫn linh hoạt, đầu có gắn camera rất nhỏ và ánh sáng sợi quang luồn qua mũi của người bệnh. Từ hình ảnh truyền về màn hình máy tính, bác sĩ dễ dàng quan sát được dịch mủ màu xanh, vàng chảy ra từ các khe mũi xoang. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể theo dõi được tình trạng phù nề, viêm đỏ hoặc xuất tiết ở các niêm mạc xung quanh.

Hình ảnh người bác sĩ đang khám bệnh cho bệnh nhân
Bác sĩ nội soi mũi để theo dõi tình trạng bệnh

5. Điều trị viêm xoang

Viêm xoang gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa trị dứt điểm, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi thấy các biểu hiện và triệu chứng của bệnh, bạn hãy nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh viêm xoang phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo:

5.1. Tây y

Đa phần để điều trị các triệu chứng của viêm xoang cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc, bao gồm: thuốc giảm đau chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chống sung huyết, thuốc xịt mũi chứa corticoid. Tuy nhiên, nếu người bệnh tự ý mua và dùng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ dẫn đến tình trạng lờn thuốc, từ đó bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

  • Thuốc giảm đau chống viêm: Các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,… giúp giảm các triệu chứng khó chịu do viêm xoang cấp gây ra như sốt, đau nhức đầu.
  • Thuốc chống sung huyết: Nhóm thuốc này thường chứa các thành phần Phenylpropanolamine, Ephedrine và Phenylephrine giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải, giảm tắc nghẽn mũi và thông mũi nhanh chóng. Lưu ý, tuyệt đối không lạm dụng thuốc trong thời gian dài, tốt nhất chỉ nên dùng thuốc dưới 10 ngày. Thuốc chống chỉ định cho trẻ em, người có vấn đề về huyết áp, tim mạch, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt,…
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp bị nhiễm vi khuẩn. Khi các triệu chứng ho, đau đầu, nghẹt mũi,… kéo dài dai dẳng trong vài tuần, bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh với liều dùng từ 3 – 14 ngày. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc được dùng trong trường hợp viêm xoang do dị ứng với công dụng ức chế hoạt động giải phóng histamin vào mô xoang, từ đó giảm tiết dịch nhầy và giảm sưng. Thuốc kháng histamin H1 có thể được dùng ở dạng uống, dạng nhỏ mũi hoặc dạng xịt. Loại thuốc này khá an toàn với sức khỏe nhưng cũng có thể tác động lên hệ thần kinh và gây buồn ngủ.
  • Thuốc xịt mũi chứa corticoid: Thuốc xịt mũi giúp giảm phù nề và ngăn ngừa tiết dịch mũi. Loại thuốc này được khuyên dùng trong một thời gian ngắn bởi thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp sử dụng các loại thuốc Tây không phát huy hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này giúp làm sạch hốc xoang, loại bỏ polyp mũi có kích thước quá lớn, cải thiện thông khí, phục hồi cấu trúc và chức năng của niêm mạc trong các xoang.

5.2. Đông y

Để giảm các triệu chứng viêm mũi xoang, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y dưới đây: 

Bài thuốc 1: Điều trị viêm xoang cấp tính

  • Nguyên liệu: 16g Kim ngân hoa, 16g Hồ tẩm tử, 16g Ngư tinh thảo, 16g Trư cao mẫu, 12g Dương cửu, 8g Chi tử.
  • Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên sắc với 300ml nước. Đun cho đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa. Khi nước thuốc còn khoảng một nửa thì tắt bếp và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị viêm xoang mãn tính

  • Nguyên liệu: 16g Kim ngân hoa, 16g Sinh địa, 12g Hoàng cầm, 12g Đan bì, 12g Huyền sâm, 16g Ké đầu ngựa, 12g Mạch môn, 8g Trần bì.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên sắc với 300ml nước. Khi thuốc sôi thì giảm nhỏ lửa liu riu cho đến lúc nước cạn một nửa thì tắt bếp. Ngày chia làm 3 lần uống sau ăn, kiên trì sử dụng liên tục trong 20 ngày.

Bài thuốc 3: Điều trị viêm xoang dị ứng

  • Nguyên liệu: 20g Hà thủ ô, 16g Xuyên khung, 16g Hoàng kỳ, 16g Đảng sâm, 16g Ké đầu ngựa, 12g Bạch truật, 12g Bạch thược, 12g Bạch chỉ, 10g Tang bì, 8g Quế chi, 8g Bán hạ chế, 6g Ma hoàng, 6g Phòng phong, 6g Tế tân, 6g Táo, 4g Sinh khương, 4g Cam thảo, 4g Sâm giới.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các dược liệu trên với 750ml nước. Đun cho đến khi thuốc sôi thì để nhỏ lửa. Khi nước thuốc còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Mỗi ngày chia làm 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn.
Hình ảnh về các bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả
Các bài thuốc Đông y giúp giảm các triệu chứng viêm xoang

Lưu ý: trước khi sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ/thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm xoang.

5.3. Phương pháp khác (tại nhà)

Đối với những ai chỉ mắc một vài triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau đây để giảm chứng bệnh viêm xoang ngay tại nhà:

  • Xông hơi: Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang cực kỳ hiệu quả, đặc biệt là với viêm xoang trán. Xông hơi giúp làm ấm đường thở, hơi nước giúp làm ẩm vùng niêm mạc xoang, thông khoang mũi và giảm kích ứng. Bạn nên xông hơi bằng nước sôi pha với muối hạt, rồi dùng khăn trùm đầu và trùm lên chậu nước. Sau đó, hít vào thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng để hơi nước có thể vào sâu trong niêm mạc xoang. Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/ tuần để đem đến hiệu quả tốt nhất.
  • Chườm khăn: Chườm khăn ấm và ẩm đắp lên phần sống mũi, má, mắt có tác dụng làm loãng chất nhầy, giúp thông khoang mũi và làm giảm các triệu chứng đau nhức do viêm xoang gây ra. Phương pháp này chỉ nên được áp dụng nhiều nhất là 20 phút cho mỗi lần thực hiện.

6. Các biện pháp phòng ngừa mắc viêm xoang

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân thật tốt, bạn cần trang bị và nắm bắt được những biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa viêm xoang hiệu quả mà bạn nên biết:

  • Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi và miệng vào những ngày trở lạnh hay giao mùa. 
  • Tránh để mũi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió, khí lạnh của quạt và điều hòa.
  • Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc ở nơi công cộng có nhiều người.
  • Hạn chế sinh hoạt và làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm.
  • Giữ vệ sinh nhà cửa và không gian làm việc sạch sẽ, thoáng đãng, tránh nấm mốc.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, nước hoa,…
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng sạch sẽ.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với những người đang mắc bệnh viêm xoang.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
  • Tăng cường vận động, rèn luyện cơ thể để tăng cường sức khỏe cũng như cải thiện sức bền của cơ thể.
  • Tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức khi làm việc hoặc học tập bởi điều này khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Tập thói quen đi ngủ đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý, dành nhiều thời gian để đầu óc được thư giãn.
  • Khi thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nhất là những vấn đề liên quan đến tai – mũi – họng, cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời.
Hình ảnh về người phụ nữ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh giúp ngăn ngừa tình trạng viêm xoang

7. Chăm sóc người bệnh

Bệnh viêm xoang cần thời gian điều trị khá dài nên việc chăm sóc người bị viêm xoang cũng cần nhiều lưu ý. Lý do là vì chế độ sinh hoạt của người bệnh sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả điều trị viêm xoang. Dưới đây, Dược Bình Đông xin chia sẻ bí quyết chăm sóc người bệnh đúng cách, giúp đẩy lùi bệnh viêm xoang nhanh chóng:

  • Mỗi ngày cho người bệnh uống đủ 2 lít nước, uống đều đặn mỗi giờ giúp làm loãng đờm bị ứ đọng trong xoang.
  • Tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể người bệnh.
  • Nếu không dị ứng với hải sản thì nên cho người bệnh ăn nghêu, sò. Còn nếu dị ứng với hải sản thì có thể dùng các loại hạt như đậu phộng, hạt bí,…
  • Nên cho người bệnh ăn các loại thực phẩm tốt cho phổi giàu omega 3 như: cá hồi, cá nục, cá mòi,… vì omega 3 có tác dụng tương tranh với các chất thúc đẩy phản ứng viêm trong đường hô hấp. Ngoài ra thì có thể chế biến ra các món ăn tốt cho phổi để tăng cường sức đề kháng.
  • Ăn dâu tây, củ hành, gừng vì có nhiều chất kháng sinh có thể dùng kết hợp với thuốc chữa viêm xoang để tăng hiệu quả điều trị.
  • Ăn thêm ớt chuông, cam, bưởi,… để bổ sung thêm vitamin C.
  • Ăn đu đủ, khoai lang ta, bí rợ,… để bổ sung tiền chất của vitamin A – nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc niêm mạc khỏe mạnh.
  • Trong khẩu phần ăn nên kết hợp các món ăn dẫn xuất từ đậu nành để cung cấp canxi, chất khoáng cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
Hình ảnh về các thực phẩm giàu omega 3 tốt cho cơ thể
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu omega 3

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh dùng các thực phẩm dưới đây để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc trị viêm xoang:

  • Các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chứa nhiều chất béo,…
  • Tất cả các món ăn đã từng gây dị ứng cho người bệnh.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Nước uống quá lạnh, đồ uống có cồn, có gas, chất kích thích.

Ngoài ra, người bệnh cần cách ly với môi trường ô nhiễm và tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh hãy luôn giữ vững tinh thần lạc quan và kiên trì, điều này cũng có thể giúp tình trạng bệnh chuyển biến tích cực hơn.

Mời bạn xem thêm: Các loại thuốc bổ phổi giúp cải thiện sức khỏe hô hấp

8. Tổng kết

Viêm xoang là căn bệnh “quốc dân” mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nếu người bệnh chủ quan không theo dõi và điều trị dứt điểm thì các triệu chứng có thể chuyển sang mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy nên ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nặng nề về sau. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm xoang để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân một cách tốt nhất.

Khi bị viêm xoang, người bệnh thường trải qua triệu chứng ho và đau rát họng cực kỳ khó chịu, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thường ngày. Thiên Môn Bổ Phổi là một giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện các triệu chứng này. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm ho hiệu quả (đặc biệt là ho khan, ho có đờm, ho về đêm) và giúp xoa dịu cơn đau rát họng do viêm xoang gây ra, từ đó giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Thiên Môn Bổ Phổi giúp bổ phổi là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng như: Thiên môn đông, Kinh giới, Trần bì, Bình vôi, Bách bộ, Bạc hà, Gừng, Tang bạch bì, Atiso nên luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người dùng.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiên môn bổ phổi hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu qua
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ giảm các triệu chứng ho, đau rát họng do viêm xoang

Thiên Môn Bổ Phổi là sản phẩm chất lượng đến từ công ty Dược Bình Đông. Đây là thương hiệu hơn 70 năm uy tín trong lĩnh vực cung cấp những sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn và hiệu quả cho người dùng. Hãy liên hệ qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn, hỗ trợ và đặt hàng nhanh chóng.

9. Câu hỏi thường gặp về viêm xoang

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang cấp tính và mãn tính tương tự nhau, bao gồm: chảy mũi mủ, nhức và đau ở mặt, tắc nghẽn mũi, ngạt mũi, giảm hoặc mất khứu giác, hơi thở có mùi hôi và ho (đặc biệt là ho vào ban đêm). Thông thường, các triệu chứng của viêm xoang cấp tính thường nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những vùng xung quanh xoang bị ảnh hưởng cũng có thể đau, sưng và đỏ, cụ thể:

  • Viêm xoang hàm gây đau ở vùng mặt trước xoang hàm và hố nanh, gây nhức đầu vùng trán, đau răng.
  • Viêm xoang trán khiến vùng trán đau dữ đội và nhức đầu vùng trán.
  • Viêm xoang sàng gây đau vùng đằng sau và giữa hai mắt, đau đầu vùng trán, viêm tấy quanh ổ mắt và chảy nước mắt.
  • Viêm xoang bướm ít gây đau cục bộ hơn, thường liên quan đến vùng trán hoặc vùng đầu phía sau (vùng chẩm).
  • Khi bị nhiễm trùng ngoài xoang, người bệnh có thể gặp cảm giác khó chịu, sốt và ớn lạnh.

Để giảm các triệu chứng viêm mũi xoang, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y dưới đây: 

Bài thuốc 1: Điều trị viêm xoang cấp tính

  • Nguyên liệu: 16g Kim ngân hoa, 16g Hồ tẩm tử, 16g Ngư tinh thảo, 16g Trư cao mẫu, 12g Dương cửu, 8g Chi tử.
  • Cách thực hiện: Đem các dược liệu trên sắc với 300ml nước. Đun cho đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa. Khi nước thuốc còn khoảng một nửa thì tắt bếp và chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị viêm xoang mãn tính

  • Nguyên liệu: 16g Kim ngân hoa, 16g Sinh địa, 12g Hoàng cầm, 12g Đan bì, 12g Huyền sâm, 16g Ké đầu ngựa, 12g Mạch môn, 8g Trần bì.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc trên sắc với 300ml nước. Khi thuốc sôi thì giảm nhỏ lửa liu riu cho đến lúc nước cạn một nửa thì tắt bếp. Ngày chia làm 3 lần uống sau ăn, kiên trì sử dụng liên tục trong 20 ngày.

Bài thuốc 3: Điều trị viêm xoang dị ứng

  • Nguyên liệu: 20g Hà thủ ô, 16g Xuyên khung, 16g Hoàng kỳ, 16g Đảng sâm, 16g Ké đầu ngựa, 12g Bạch truật, 12g Bạch thược, 12g Bạch chỉ, 10g Tang bì, 8g Quế chi, 8g Bán hạ chế, 6g Ma hoàng, 6g Phòng phong, 6g Tế tân, 6g Táo, 4g Sinh khương, 4g Cam thảo, 4g Sâm giới.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các dược liệu trên với 750ml nước. Đun cho đến khi thuốc sôi thì để nhỏ lửa. Khi nước thuốc còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Mỗi ngày chia làm 3 phần, uống sau mỗi bữa ăn.
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)