Nước tiểu màu hồng là bị gì? Những bệnh lý liên quan và cách điều trị tại nhà

Hình ảnh về nước tiểu màu hồng

Nước tiểu màu hồng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn ở hệ tiết niệu. Tình trạng này có thể gặp phải ở cả nam và nữ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị như thế nào? Làm sao để có thể phòng tránh được căn bệnh này? Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin chi tiết trong bài viết của Công ty Đông y Dược Bình Đông dưới đây.

1. Đôi nét về nước tiểu màu hồng

Quá trình lọc ở cầu thận, tái hấp thu các chất ở ống thận vào máu và bài tiết các chất thải trong máu vào ống thận sẽ tạo ra sản phẩm cuối cùng là một dạng chất lỏng gọi là nước tiểu. Thành phần chính của nước tiểu là nước, chất điện giải và chất thải mà thận lọc được từ máu. Màu sắc của nước tiểu sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng ta. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu không có màu, màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách.

Do đó, khi nước tiểu có màu hồng hoặc nước tiểu có màu vàng đậm, màu đỏ, vàng hồng, cam hồng có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Cho dù bạn là nam hay nữ khi gặp vấn đề này thì cũng không nên chủ quan. 

Đặc biệt, khi tình trạng nước tiểu hồng có đi kèm với các triệu chứng như nước tiểu đục, có mùi hôi, đau rát khi đi tiểu, đau thắt lưng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, khó thở,… thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám ngay. Bởi đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý về hệ tiết niệu, cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

Hình ảnh người phụ nữ đang đi tiểu ra màu hồng
Không nên chủ quan khi gặp tình trạng nước tiểu màu hồng

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng 

Tình trạng nước tiểu màu hồng xuất hiện có thể do tác dụng phụ của thuốc, ăn các loại thực phẩm có màu hồng hoặc cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:

  • Bệnh lý về thận: Ở những bệnh nhân bị thận yếu, viêm bể thận, sỏi thận,… thường gặp phải tình trạng nước tiểu màu hồng đi kèm các triệu chứng như đau thắt lưng, chán ăn, mệt mỏi, tiểu rắt, tiểu són, đau khi đi tiểu hoặc nước tiểu có mùi hôi
  • Bệnh lý về bàng quang: Bàng quang là nơi chứa nước tiểu do thận bài tiết ra trước khi chúng bị thải ra ngoài. Do đó, khi bệnh nhân bị viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u bàng quang,… sẽ xuất hiện các triệu chứng như nước tiểu màu hồng, đau bụng dưới, mệt mỏi, đau hông lưng, sụt cân,… 
  • Bệnh tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt bị viêm sẽ gây ra triệu chứng như nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ, tiểu khó, tiểu rắt, đau vùng bẹn và rối loạn chức năng sinh lý. 
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc làm cho nước tiểu có màu hồng như thuốc Rifampicin trị bệnh lao, thuốc nhuận tràng chứa Senna,… Khi ngưng sử dụng thuốc thì tình trạng này cũng chấm dứt.
  • Do thực phẩm: Nếu tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm, đồ uống có màu hồng hoặc đỏ như củ dền, củ cải tím, xôi gấc, dâu tây, việt quất, nước ngọt có màu hồng,… sẽ làm nước tiểu có màu hồng. 
  • Ngộ độc chì hoặc thủy ngân: Khi các mô mềm hấp thụ quá nhiều kim loại nặng như chì hoặc thủy ngân sẽ gây ngộ độc. Người bệnh sẽ có nước tiểu màu hồng nhạt đi kèm các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, suy giảm thị giác,… 
  • Do chấn thương: Khi bị chấn thương thận, bàng quang, vùng chậu,… gây chảy máu, máu hòa vào nước tiểu dẫn đến tình trạng nước tiểu màu hồng. 
Hình ảnh về người bác sĩ đang nghiên cứu về mô hình quả thận trong cơ thể con người
Nước tiểu màu hồng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu màu hồng

Khi gặp phải tình trạng nước tiểu màu hồng kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như có mùi hôi, buồn nôn, khó thở, đau thắt lưng,… có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời khi bị bệnh. Bạn cần chuẩn bị thông tin về bệnh sử và các triệu chứng cụ thể để cung cấp cho bác sĩ. Sau đây là một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định cho bệnh nhân: 

  • Nội soi bàng quang: Để phát hiện các ổ nhiễm khuẩn, vùng bất thường trong bàng quang. 
  • Phân tích nước tiểu: Thông qua việc quan sát bằng mắt thường, kính hiển vi và sử dụng que thử để phân tích các bất thường, thành phần có trong nước tiểu.
  • Kỹ thuật hình ảnh: Siêu âm hoặc chụp X-quang

Dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Cụ thể:

  • Do sinh lý: Khi nước tiểu có màu hồng do ăn uống thì không cần phải điều trị, bạn chỉ cần ngừng sử dụng loại thực phẩm đó. Nếu do nguyên nhân dùng thuốc, nước tiểu sẽ trở lại màu bình thường khi bạn dừng uống thuốc.
  • Do bệnh lý: Tùy theo bệnh lý gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng là bệnh gì, các bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp hoặc chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.
Hình ảnh người phụ nữ đang được bác sĩ siêu âm bụng
Siêu âm bụng để phát hiện ra tình trạng nước tiểu màu hồng

Lưu ý: Bệnh nhân cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để rút ngắn thời gian chữa trị và phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh những tác hại khôn lường.

Tìm hiểu thêm: Những tiêu chí lựa chọn thuốc bổ thận và lưu ý quan trọng khi sử dụng

4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu màu hồng

Để phòng tránh tình trạng nước tiểu màu hồng, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh như:

  • Uống đủ nước: Đảm bảo tiêu thụ đủ lượng nước hàng ngày để giúp tăng cường hoạt động của thận, đào thải tốt chất cặn và độc tố ra khỏi cơ thể, làm sạch đường tiết niệu.
  • Ăn uống lành mạnh: Thiết lập chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất, nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch.
  • Tập luyện vừa sức: Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh các bài tập nặng có thể gây chấn thương. Sau các bài tập, bạn cần bổ sung nước, chất điện giải để bù nước, bù khoáng cho cơ thể.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ một vợ một chồng, sử dụng các biện pháp an toàn và tránh các hoạt động tình dục thô bạo để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 
  • Thực phẩm: Ngoài việc bổ sung các loại thực phẩm bổ thận có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều Natri, Kali và Phốt pho để tránh ảnh hưởng không tốt cho thận. Sau đây là một số loại thực phẩm, nước uống và trái cây bạn nên sử dụng:
    1. Món ăn: Cá béo, lươn, lòng trắng trứng, ớt chuông, bắp cải, hàu và dầu Oliu.
    2. Nước uống: Nước lọc, nước Nhân trần, Râu ngô, trà lá Sa kê, trà Gừng, trà Bồ công anh.
    3. Trái cây: Táo, Dưa hấu, Lê, Cam, Việt Quất.

Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên, có tác dụng bồi bổ, nâng cao sức khỏe thận.

Hình ảnh người phụ nữ đang thực hiện chế độ ăn lành mạnh để phòng bệnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh nước tiểu màu hồng

5. Tổng kết

Nước tiểu màu hồng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về chức năng thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Để phòng tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và sử dụng các loại thảo dược bổ thận tự nhiên

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng bồi bổ thận nhằm hỗ trợ thận hoạt động tốt.

Dược Bình Đông đã có hơn 70 năm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng vượt trội, được nhiều khách hàng tin tưởng, đánh giá cao về khả năng cải thiện sức khỏe. Dựa trên nền tảng Y học cổ truyền, các sản phẩm của đơn vị đều có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên an, lành tình nên bạn có thể yên tâm sử dụng. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ đến hotline (028)39 808 808 để được tư vấn cụ thể và đặt hàng nhanh chóng.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nước tiểu màu hồng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vô hại đến nguy hiểm. Dưới đây Dược Bình Đông sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan chi tiết và toàn diện về vấn đề này, giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách xử lý phù hợp.

1. Nguyên nhân vô hại

  • Thực phẩm: Một số thực phẩm có màu đỏ như thanh long, củ dền, dưa hấu, cà chua… có thể khiến nước tiểu đổi màu tạm thời.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như vitamin B12, rifampicin, thuốc nhuận tràng… cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc nước tiểu.
  • Mất nước: Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, nước tiểu sẽ trở nên đậm màu hơn, có thể dẫn đến màu hồng nhạt.

2. Nguyên nhân cần lưu ý

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nước tiểu màu hồng khi mang thai. UTIs do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…
  • Sỏi thận: Sỏi thận có thể cọ xát vào niệu quản, dẫn đến chảy máu và khiến nước tiểu có màu hồng. Các triệu chứng đi kèm bao gồm đau lưng, buồn nôn, nôn…
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang do nhiễm trùng hoặc do các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu…
  • Bất thường nhau thai: Một số bất thường nhau thai, như bong nhau thai, có thể dẫn đến chảy máu âm đạo và lẫn vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng.
  • Sẩy thai: Sẩy thai có thể dẫn đến ra máu âm đạo và lẫn vào nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng.

3. Mức độ nguy hiểm

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nước tiểu màu hồng khi mang thai phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số nguyên nhân vô hại không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác như UTIs, sỏi thận, bất thường nhau thai… có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

4. Lời khuyên

  • Uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể đủ nước.
  • Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn thấy nước tiểu có màu hồng, đặc biệt nếu có các triệu chứng khác như đau bụng, đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt…
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu màu hồng.

Lưu ý: Nước tiểu màu hồng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định nguyên nhân chính xác là rất quan trọng để có biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải tình trạng này.

Nước tiểu màu hồng, hay còn gọi là tiểu ra máu vi thể, là tình trạng có một lượng nhỏ hồng cầu trong nước tiểu mà mắt thường không thể nhìn thấy. Tuy nhiên, sau một thời gian, nước tiểu có thể trở lại màu vàng trong. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vô hại đến nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân vô hại:

  • Thực phẩm: Củ cải đường, quả mọng đỏ, và một số loại thực phẩm khác có thể làm cho nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, như rifampicin và phenazopyridine, có thể làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng.
  • Tập thể dục: Tập thể dục cường độ cao có thể dẫn đến vỡ các tế bào hồng cầu trong nước tiểu.

2. Nguyên nhân có hại:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến tiểu ra máu.
  • Sỏi thận: Sỏi thận có thể cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu, dẫn đến chảy máu và tiểu ra máu.
  • Bệnh thận: Viêm cầu thận và các bệnh thận khác có thể làm tổn thương các mạch máu trong thận, dẫn đến rò rỉ hồng cầu vào nước tiểu.
  • Ung thư: Ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt có thể gây tiểu ra máu.
  • Chấn thương: Chấn thương ở thận hoặc bàng quang có thể dẫn đến chảy máu và tiểu ra máu.

3. Lời khuyên:

  • Nếu bạn thấy nước tiểu có màu hồng, hãy đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và được điều trị phù hợp.
  • Không nên tự ý điều trị tại nhà vì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn cụ thể, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Liên hệ Dược Bình Đông
Đánh giá bài viết này
0 / 5

Your page rank:

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)